MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ

Hiển thị tất cả 39 kết quả

Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ

MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ – Dụng cụ không thể thiếu trong ngành trắc địa

Muốn xây dựng một công trình kiến trúc thì trước tiên bạn phải khảo sát về hình dáng, kích thước hình học của công trình, đảm bảo về độ thẳng đứng, độ nghiêng kết cấu, khoảng cách giữa các đơn vị thi công,  xác định đúng trục của công trình….và muốn làm được tất cả các công đoạn ấy thì không thể thiếu được sự hổ trợ của thiết bị điện tử, đặc biệt là máy toàn đạc.

Máy toàn đạc điện tử NTS 332R4 – cuộc cách mạng mới trong đo lường

Máy toàn đạc điện tử là một thiết bị trắc địa chuyên dụng trong ngành trắc địa, nó hổ trợ con người rất nhiều trong việc đo đạc diện tích, các góc và khoảng cách,…nó có nhiều tính năng không thể thay thế nhưng không phải ai cũng biết đến loại máy này, vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin về máy đo toàn đạc.

Máy toàn đạc là gì? nguyên tắc hoạt động của máy toàn đạc? Máy toàn đạc được ứng dụng trong những trường hợp nào và cách sử dụng máy toàn đạc? Chỉ cần bạn trả lời được hàng loạt câu hỏi này là bạn đã hiểu rõ về máy toàn đạc rồi đấy!

11 loi ich cua may toan dac ma dan cong trinh nen biet

Máy toàn đạc là gì?

Máy đo toàn đạc có tên tiếng Anh là Total Station, là một thiết bị quang học điện tử đa năng được ứng dụng nhiều trong ngành trắc địa, có khả năng đo góc, đo khoảng cách, đo tọa độ và xử lí dữ liệu. Có thể làm được tất cả những điều đó là do máy toàn đạc điện tử tích hợp tính năng của máy kinh vĩ điện tử, máy đo dài điện quang và phần mềm tiện ích được thiết kế dựa trên nguyên lí số học điện tử, biểu thị kết quả trên màn hình LCD.

Trong đó:

Máy đo dài điện quang có chức năng tự động đo khoảng cách từ điểm đặt máy đến điểm cần đo.

Máy kinh vĩ điện tử có thể tự động đo góc ngang, góc đứng.

Phần mềm tiện ích có khả năng xử lý các số liệu đo cạnh, đo góc và quản lý dữ liệu.

Máy toàn đạc hoạt động như thế nào?

Sau khi đã trả lời được câu hỏi máy toàn đạc là gì thì tiếp theo chúng ta nên tìm hiểu về nguyên lí hoạt động của máy toàn đạc. Có hiểu được nguyên lí hoạt động thì người dùng mới có thể nắm được cách sử dụng và phát huy tối đa tín năng của máy toàn đạc.

Nguyên tắc hoạt động của máy toàn đạc dựa trên nguyên lí hoạt động của hai bộ phận máy kinh vĩ điện tử và máy đo dài điện quang, cụ thể là:

Máy kinh vĩ điện tử: được ghép từ bộ phận quang cơ học và được trang bị màn hình điện tử để có thể truy xuất và hiển thị dữ liệu, độ chính xác của bộ phận máy kinh vĩ lên đến 0,01”.
Máy đo dài điện quang được thực hiện bằng phương thức:
Đặt một bộ phận thu phát tín hiệu ở một đầu khoảng cách cần đo (điểm đặt máy toàn đạc điện tử) và đầu kia sẽ đặt thiết bị phản hồi tín hiệu (chính là gương). Trong quá trình thực hiện đo đạc, bộ phận truyền tín hiệu sẽ phát tín hiệu về hệ thống phản hồi và bộ phận phản hồi sẽ phản hồi trở lại hệ thống thu của máy.
Khoảng cách cần đo được máy tính theo công thức: D = V.T/2, trong đó:

-D là khoảng cáchmà người dùng cần đo.

-V là vận tốc lan truyền tín hiệu và V được mặc định bằng 3.10^8.

-T là thời gian lan truyền tín hiệu (tính cả lượt đi và về). T có thể đo trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một tham số của dao động điện từ.

Tín hiệu sử dụng để đo khoảng cách thường là sóng âm hoặc sóng điện từ nhưng hiện nay người ta chủ yếu sử dụng sóng điện từ vì sóng điện từ ít phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như sóng âm.

Máy toàn đạc dùng để làm gì?

Sau câu hỏi máy đo toàn đạc là gì, chúng ta sẽ tiếp tục trả lời cho câu hỏi máy toàn đạc dùng để làm gì? Khi nghe tên của loại máy này thì ít nhiều gì chúng ta cũng đã đoán được máy đo toàn đạc được ứng dụng vào những lĩnh vực nào. Máy toàn đạc được dùng nhiều trong các lĩnh vực đo đạc nói chung và lĩnh vực xây dựng nói riêng, cụ thể là:

Máy toàn đạc được dùng trong các công tác đo đạc địa chính, đo đạc khảo sát địa hình và dùng trong xây dựng dân dụng như nhà cao tầng, cầu đường giao thông…

Máy đo toàn đạc điện tử được dùng để đo vẽ bản đồ địa hình và chuyển sang các định dạng file số liệu khác nhau như file CAD để dễ dàng quản lý dữ liệu trên hệ thống máy tính điện tử.

Ngoài ra, máy toàn đạc còn được sử dụng trong công tác bố trí điểm (chuyển tọa độ điểm từ thiết kế ra thực địa) trong xây dựng.

Máy toàn đạc điện tử Trimble C3

Các lợi ích của việc sử dụng máy toàn đạc điện tử

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Việc sử dụng máy toàn đạc điện tử giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí cho các công trình xây dựng. Thay vì phải đo bằng tay, một ngày công nhân có thể đo được hàng chục vị trí khác nhau với máy toàn đạc điện tử. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí lao động đáng kể cho công trình.

Đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy

Với độ chính xác cao và tính tin cậy trong quá trình đo, máy toàn đạc điện tử giúp đảm bảo tính chính xác của các công trình xây dựng. Việc sử dụng máy toàn đạc điện tử cũng giúp ghi lại các kết quả đo một cách chính xác, đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy cho công trình.

Các lời khuyên của người có kinh nghiệm trong việc sử dụng máy toàn đạc điện tử

Luôn kiểm tra máy trước khi sử dụng

Để đảm bảo tính chính xác của các kết quả đo, bạn nên luôn kiểm tra máy trước khi sử dụng. Đảm bảo máy được cân chỉnh và không có vấn đề gì về pin hay thiết bị cảm biến.

Làm quen với máy và phần mềm điều khiển

Máy toàn đạc điện tử có rất nhiều tính năng phức tạp và cũng có thể được điều khiển bằng phần mềm. Vì vậy, bạn nên làm quen với các tính năng này và cách sử dụng để có thể tận dụng tối đa công cụ này.

Bảo dưỡng thường xuyên

Để đảm bảo máy hoạt động một cách tốt nhất, bạn nên bảo dưỡng thường xuyên. Vệ sinh và kiểm tra các bộ phận của máy để đảm bảo tính chính xác và tuổi thọ của máy.

Câu hỏi thường gặp về máy toàn đạc điện tử

Máy toàn đạc điện tử có cần được cân chỉnh hay không?

Có, máy toàn đạc điện tử cần được cân chỉnh để đảm bảo tính chính xác của các kết quả đo.

Máy toàn đạc điện tử có khó sử dụng hay không?

Máy toàn đạc điện tử có thể có nhiều tính năng và phức tạp, nhưng khi bạn làm quen với nó và có kiến thức cơ bản về công nghệ, việc sử dụng nó sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tôi có thể sử dụng máy toàn đạc điện tử để đo bất kỳ vật thể nào hay không?

Không, máy toàn đạc điện tử chỉ có thể đo được khoảng cách của những vật thể có khả năng phản chiếu ánh sáng, ví dụ như tường hoặc mặt đất.

Tôi có thể sử dụng máy toàn đạc điện tử trong mọi điều kiện thời tiết hay không?

Không, máy toàn đạc điện tử có thể bị ảnh hưởng bởi những điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa, tuyết hay sương mù.

Có cách nào để tăng tính chính xác của máy toàn đạc điện tử hay không?

Bạn có thể sử dụng các phụ kiện như tripod hay bộ kẹp để giúp máy ổn định hơn và đảm bảo tính chính xác của kết quả đo.

Bảo quản máy toàn đạc như thế nào?

Bạn muốn nâng cao tuổi thọ của máy toàn đạt vậy hãy lưu ý những điều sau:

– Phải bảo quản máy toàn đạc ở những nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm ướt và bụi bẩn.

– Nên đặt máy toàn đạc vào hộp có tính năng chống va chạm để máy luôn bền bỉ dù có va chạm mạnh.

– Bạn nên thường xuyên lau chùi, vệ sinh máy để loại bỏ bụi bẩn.

– Nên sạc pin đầy đủ khi sử dụng, tránh thường xuyên dùng cạn pin.

– Nên sử dụng pin chính hãng, để tránh chai pin hoặc làm hỏng pin.

Kết luận

Máy toàn đạc điện tử là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong ngành xây dựng. Việc sử dụng máy toàn đạc điện tử giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các công trình xây dựng, đảm bảo tính chính xác và tin cậy của kết quả đo. Thêm vào đó, việc bảo dưỡng và làm quen với máy và phần mềm điều khiển cũng là những điều quan trọng để sử dụng máy toàn đạc điện tử một cách hiệu quả và chính xác nhất.

Nếu bạn đang tìm kiếm 1 đơn vị phân phối máy toàn đạc điện tử uy tín. Hãy liên hệ ngay với TCMD Việt Nam chúng tôi đội ngũ chuyên gia sẽ tư vấn và báo giá hợp lý và chính xác nhất.

CÔNG TY TNHH TCMD VIỆT NAM
Mã Số Thuế: 0109552947
Email: rtkvietnam@gmail.com
Website: https://rtk.com.vn/
Hotline: 090.212.9699
VP Miền Bắc: Số 33, Ngụy Như Kon Tum, P.Thanh Xuân, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội
VP Miền Trung: Số 66 Xuân Đán 2, P. Xuân Hà, TP. Đà Nẵng (ngay công an phường Xuân Hà).
VP Miền Nam: 17A/8 đường 22, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh